9 năm

Hồ sơ

Công ty cổ phần công nghệ môi trường T.Đ.A Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 14/08/2015 Thành viên vàng Sản phẩm chính: hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, phao quây dầu, giấy thấm dầu tràn, xử lý sự cố tràn dầu, máy thổi khí fujimac Lượt truy cập: 1,101,636 Xem thêm Liên hệ

Video

Sự cố tràn dầu và những hậu quả đối với môi trường

Sự cố tràn dầu và những hậu quả đối với môi trường

Mặc dù giá trị sử dụng của dầu mỏ rất lớn, nhưng do tính chất nguy hiểm của nó (dễ cháy nổ, ô nhiễm cao). Hàng năm chúng ta vẫn phải chứng kiến rất nhiều những vụ tai nạn từ các tàu dầu. Làm hàng triệu tấn dầu bị tràn ra biển gây những hậu quả rất lớn đến tài nguyên và môi trường biển trên trái đất.

Sự cố tràn dầu có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Như tàu  ​​chở dầu, các cơ sở khai thác và lưu chứa dầu. Sự cố tràn dầu từ tàu dầu thường là do vết rạn, nứt thủng ở thân tàu hoặc do va chạm. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, hàng năm trên thế giới có khoảng 3,5 triệu tấn dầu từ tất cả các nguồn đã bị đổ xuống biển. Trong đó 400.000 tấn là do tai nạn trên biển. 700.000 tấn do thao tác từ các tàu chở dầu. 300.000 tấn do đổ tháo nước dằn có lẫn dầu và 50.000 tấn do thao tác đưa tàu lên đà sửa chữa.

 

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

 

Những thảm họa tràn dầu lớn nhất trong lịch sử

Một sự cố tràn dầu diesel ở phía bắc nước Nga đã thải ra hơn 20.000 tấn nhiên liệu diesel nhuộm đỏ sông Ambarnaya ở vòng Cực Bắc. Lượng dầu diesel này đang chảy về phía Bắc Băng Dương.

Sự cố tràn dầu diesel xảy ra khi một bể chứa nhiên liệu tại một nhà máy điện gần thành phố Norilsk bị sập vào hôm 29/5. Nhà máy được vận hành bởi một bộ phận của Nornickel, là những nhà máy đã biến thành phố này trở thành một trong những nơi ô nhiễm nặng nề nhất trên Trái đất.


 
 

Một sự cố tràn dầu diesel ở phía bắc nước Nga đã thải ra 20.000 tấn nhiên liệu diesel. (Vasiliy Ryabinin, via Associated Press)
 

Sự cố tràn dầu diesel này được các nhà môi trường so sánh với vụ tràn dầu Exxon Valdez ở Alaska năm 1989, đã nhấn mạnh những rủi ro của việc phát triển công nghiệp ở Bắc Cực, nơi biến đổi khí hậu đang làm ấm môi trường với tốc độ nhanh gấp đôi so với phần còn lại của Trái đất.

Lượng dầu diesel đã thấm vào các bờ sông và lan rộng trên bề mặt của dòng sông. Dầu diesel nhẹ hơn dầu mỏ và sẽ nổi trên mặt nước thay vì chìm xuống lòng sông. Những nỗ lực để thiết lập những rào cản nổi trên dòng sông đã thất bại trong việc ngăn chặn dầu lan rộng.

Vụ tai nạn là một trong những sự cố tràn dầu lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại, theo WWF, một nhóm bảo tồn.

“Sự cố này sẽ gây nên cá chết, dầu bám dính vào lông các loài chim và đầu độc các loài sinh vật”, Sergey Verkhovets, điều phối viên của các dự án Bắc Cực cho WWF Nga.

Hiện tại việc dọn dẹp sẽ tập trung vào việc ngăn chặn dầu diesel chảy vào sông Pyasino, chảy qua khu bảo tồn thiên nhiên vào Bắc Băng Dương. Chính quyền địa phương cho biết điều này là khả thi.

Tiếp đến, vụ tràn 260,000 thùng dầu thô Exxon Valdez, Alaska vào 24/3/1989 là một trong những sự cố tràn dầu lớn nhất ở US tại thời điểm đó. Hàng ngàn người đã được huy động để dọn dẹp lượng dầu khổng lồ. Sự cố này đã gây nên thiệt hại khủng khiếp về mặt môi trường và kinh tế: 250.000 con chim biển, gần 3.000 con rái cá, 300 con hải cẩu, 250 con đại bàng, 22 con cá voi và hàng tỷ trứng cá hồi. Quần thể cá ở Thái Bình Dương, một nền tảng của ngành công nghiệp đánh cá địa phương, đã sụp đổ. Ngư dân bị phá sản.

Cho đến nay, sự cố tràn dầu ra đại dương lớn nhất có lẽ là từ giàn khoan dầu Deepwater Horizon ở Vịnh Mexico năm 2010. Ở độ sâu 35.000 feet, nó là giếng dầu sâu nhất từng được khoan cho đến khi vụ nổ làm 11 công nhân thiệt mạng. Trong gần 90 ngày, giếng dầu bị vỡ đã bơm 680.000 tấn dầu (khoảng 5 triệu thùng) vào Vịnh Mexico.


 

 
 
Dầu tràn ra từ giàn khoan dầu Deepwater Horizon ở Vịnh Mexico năm 2010. (Maxar Technologies Handout/EPA)
 

Thảm họa tràn dầu Deepwater Horizon đã lan rộng ra hơn 1.300 dặm bờ biển, giết chết sinh vật biển và động vật hoang dã khác, dẫn đến thiệt hại tài chính to lớn đối với các ngành công nghiệp du lịch và đánh bắt cá. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất có lẽ là tác động của dầu mỏ đối với các vi khuẩn trong đại dương, điều này thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi vi khuẩn đóng vai trò nền tảng trong chuỗi thức ăn đại dương.

“Tại các địa điểm gần nhất với sự cố tràn dầu, đa dạng sinh học đã bị san phẳng”, Leila Hamdan, một nhà sinh thái học vi khuẩn tại Đại học Nam Mississippi, trong một nghiên cứu năm 2018. “Còn sót lại rất ít loại vi khuẩn. Và còn sớm để kết luận rằng những hậu quả của sự cố tràn dầu này đã được khắc phục và phục hồi”.

Ảnh hưởng của dầu tràn

Qua rất nhiều nghiên cứu và thống kê cho thấy, ô nhiễm dầu ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biết đối với hệ sinh vật phù du, tảo biển, rừng ngập mặn, hệ thủy – hải sản, du lịch và hoạt động giải trí,…Dầu tràn có thể gây hại cho sinh vật vì thành phần hóa học của nó là độc hại. Điều này có thể ảnh hưởng đến các sinh vật cả từ tiếp xúc bên trong với dầu. Thông qua việc uống hoặc hít vào và từ tiếp xúc bên ngoài thông qua kích ứng da và mắt. Dầu cũng có thể làm chết một số loài cá nhỏ hoặc động vật không xương sống. Làm giảm khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể của chim và động vật có vú,…

Dầu “nhẹ”

Dầu nhiên liệu, như xăng và nhiên liệu diesel, là loại dầu rất “nhẹ”. Chúng có đặc điểm là rất dễ bay hơi, vì vậy chúng thường không tồn tại lâu trong môi trường nước hoặc biển (thường không quá vài ngày).Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dầu nhẹ bị tràn. Nó có thể đem lại những mối nguy hiểm đáng kể. Nó có thể bắt lửa hoặc phát nổ ngay trên mặt biển. Hoặc, nhiều loại dầu nhẹ có thể giết chết động vật hoặc thực vật mà chúng chạm vào. Chúng cũng nguy hiểm đối với con người khí hít phải khói hay khi bị tác động lên da.

 

Dầu

 

Dầu “nhẹ” có khả năng bốc hơi nhanh

Dầu “nặng”

Ngược lại, các loại dầu rất “nặng”. Điển hình là dầu mỏ. Nó đươc sử dụng để làm nhiên liệu cho tàu. Khi gặp sự cố bị tràn ra, nó có thể tồn tại trong môi trường trong nhiều tháng. Hoặc thậm chí nhiều năm nếu không dùng biện pháp loại bỏ. Trong dầu mỏ có chứa chất hydrocarbon – một chất độc hại. Đối với tất cả các dạng sống và gây hại cho cả hệ sinh thái dưới nước và trên cạn. Chúng được coi là chất gây ô nhiễm hữu cơ thường xuyên nhất của hệ sinh thái dưới nước.

Mặc dù các loại dầu này có thể rất dai dẳng. Nhưng chúng thường ít độc hại hơn đáng kể so với các loại dầu nhẹ hơn. Thay vào đó, nó lại tác động tiêu cực đến các sinh vật trong một khoảng thời gian dài. Ví dụ như có thể khiến các sinh vật mắc bệnh mãn tính như khối u,…

Đặc biệt, nếu dầu nặng dính vào lông các loại động vật như chim và các động vật có vú khác như dái cá,… Chúng có thể chết vì hạ thân nhiệt. Bởi khi đó chúng không thể giữ ấm cơ thể do bộ lông bên ngoài bị dính dầu và không thể rửa trôi. Sau nhiều ngày hoặc vài tuần, một số loại dầu nặng sẽ cứng lại. Rất giống với mặt đường nhựa. Ở trạng thái cứng này, dầu nặng có thể sẽ không gây hại cho động vật hoặc thực vật khi tiếp xúc với chúng nữa.

 

Không chỉ những sinh vật dưới nước bị ảnh hưởng bởi dầu tràn

 

Không chỉ những sinh vật dưới nước bị ảnh hưởng bởi dầu tràn

 

Chất phân tán dầu

Và kể cả sử dụng các chất phân tán dầu – một công cụ phổ biến được sử dụng sau sự cố tràn dầu. Thế nhưng, chất này cũng rất độc hại và đe dọa tới tính mạng các sinh vật. Bao gồm tất cả các động thực vật sống kể cả dưới nước và trên cạn. Chính vì thế, cần đề ra ngay các kế hoạch để giảm bớt nguy cơ ô nhiễm dầu biển.

 

Chất phân tán dầu có thực sự tốt?

 

Chất phân tán dầu có thực sự tốt?

 

Biện pháp xử lý sự cố tràn dầu

Xuất phát từ tính cấp thiết đó và trên cơ sở kết quả một số nghiên cứu từ trong và ngoài nước. Các nhà khoa học đã có một số giải pháp hữu hiệu và mang tính khả thi cao. Nhằm làm xử lý các loại dầu tràn gây ô nhiễm môi trường biển từ các tàu chở dầu hiện nay. Đồng thời hạn chế những tác động xấu tới tài nguyên và môi trường biển do các hoạt động hàng hải gây ra.

Để ngăn ngừa tác động lan tràn khi sự cố xảy ra. Chúng ta có thể xử lý dầu tràn bằng cách sử dụng rào chắn bằng vật liệu thấm hút như: Bộ ứng cứu khẩn cấp sự cố tràn dầu, phao ngăn dầu, phao quây dầu, giấy thấm dầu, phao thấm dầu,.... Hoặc dùng thuyền để vớt dầu trên bề mặt. Một phương pháp hữu ích khác là đốt tại chỗ, dầu sẽ bị đốt cháy ngay trong nước.

Các công nghệ xử lý sinh học mới cũng liên tục được phát triển. Bằng cách sử dụng các vi sinh vật để chuyển hóa các hydrocarbon thành các hợp chất ít độc hại hơn. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu những phương pháp mới. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự cố tràn dầu. Thậm chí còn có những nghiên cứu sử dụng protein từ mồ hôi ngựa để giảm nhẹ thiệt hại môi trường.

 

Rào chắn dầu có thể thu gom dầu một cách dễ dàng

 

Phao quây dầu có thể thu gom dầu một cách dễ dàng.