9 năm

Hồ sơ

Công ty cổ phần công nghệ môi trường T.Đ.A Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 14/08/2015 Thành viên vàng Sản phẩm chính: hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, phao quây dầu, giấy thấm dầu tràn, xử lý sự cố tràn dầu, máy thổi khí fujimac Lượt truy cập: 1,098,733 Xem thêm Liên hệ

Video

Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh

Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa ra công văn số 3051/BTNMT-TCMT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn kỹ thuật xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh.

Đây là tài liệu hướng dẫn xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020 và Quyết định số 985a /QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. 

Theo đó, quy trình lập Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh theo 06 bước như sau: Bước 1 - Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí và công tác quản lý chất lượng môi trường không khí. Bước 2 - Xác định mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí. Bước 3 - Xác định, phân tích chi phí - hiệu quả, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí được ưu tiên thực hiện. Bước 4 - Đề xuất các nội dung và lộ trình thực hiện của Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí. Bước 5 - Tham vấn dự thảo Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí. Bước 6 - Hoàn thiện dự thảo Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí. 

Hiệu quả thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khíđược đánh giá dựa trên các chỉ số: Mức phát thải hàng năm (tấn/năm) đối với các thông số SO2, NOx, CO, PM10, PM2.5 từ các nguồn phát thải (nguồn điểm, nguồn di động, nguồn diện); Giá trị nồng độ trung bình của các thông số SO2, NO2, CO, O3, TSP, PM10, PM2.5, Pb trong môi trường không khí xung quanh so với giá trị giới hạn theo QCVN 05:2013/BTNMT; Giá trị nồng độ các chất ô nhiễm tại thời điểm đánh giá giảm được bao nhiêu µg/m3 so với thời điểm bắt đầu thực hiện Kế hoạch; Tỷ lệ (%) số ngày trong năm có giá trị nồng độ trung bình 24h của các thông số SO2, NO2, TSP, PM10, PM2.5, Pb và giá trị nồng độ trung bình 8h của các thông số CO, O3 vượt giá trị giới hạn tương ứng theo QCVN 05:2013/BTNMT (Chỉ số này được xem xét đánh giá trong trường hợp địa phương có các trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí cố định, tự động liên tục); Tỷ lệ (%) số người mắc các bệnh đường hô hấp (có nguyên nhân từ ô nhiễm môi trường không khí) trên tổng dân số của địa phương.

Xem toàn văn công văn số 3051/BTNMT-TCMT tại đây